Thiết kế Nhận diện thương hiệu

Hotline: 02512 600 808

Thiết kế Nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu là tổng hợp tất tần tất mọi thứ về cách khách hàng nhìn thương hiệu bạn ra sao, cảm nhận của họ thế nào, và hiểu được gì từ đó. Những yếu tố này sẽ quyết định để họ lựa chọn mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình.

thiết kế thương hiệu hay thiết kế bộ nhận diện thương hiệu thế nào, hệ thống nhận diện thương hiệu là gì mà hầu như mỗi người chủ doanh nghiệp nào cũng phải đau đầu suy nghĩ, chúng ta phải hiểu rõ vậy Bộ nhận diện thương hiệu là gì? Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những cái gì? Logo quan trọng thế nào trong bộ nhận diên thương hiệu?

 

Thiết Kế Nhận Diện Thương Hiệu Là Gì?

Thương hiệu không chỉ bao gồm mỗi logo đâu. Thiết kế nhận diện thương hiệu hiểu theo cách đơn giản nhất chính là phân biệt bạn với đối thủ trên thị trường. Một bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ giúp tăng trải nghiệm của khách hàng ở mỗi “điểm chạm thương hiệu”. Nó vô thức tác động tới cách khách hành nhìn nhận về thị trường, về doanh nghiệp của bạn trong thị trường đó, và về lòng tin đối với công ty bạn. Bất kể doanh nghiệp bạn có về ngành nghề gì, thì bộ nhận diên thương hiệu luôn cần được ưu tiên xây dựng từ lúc ban đầu. Thế nhưng, thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu hoàn hảo chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng

Nhận diện thương hiệu là tổng hợp tất tần tất mọi thứ về cách khách hàng nhìn thương hiệu bạn ra sao, cảm nhận của họ thế nào, và hiểu được gì từ đó. Những yếu tố này sẽ quyết định để họ lựa chọn mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình.

Hệ Thống Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Bao Gồm Những Gì? 

Tùy thuộc vào những nhóm ngành khác nhau, nhưng tóm gọn hệ thống bộ nhận diện thương hiệu có 4 phần chính:

 

Phần 1: Logo thương hiệu & Slogan hay Tagline của thương hiệu.

“Building a brand is like building a house” - Xây dựng một thương hiệu cũng như xây dựng một căn nhà.

và Logo, Slogan, Tagline chính là nền móng vững chắc cho căn nhà đó.
Có thể nói, Logo đẹp và Slogan đã chiếm tới hơn 50% sự thành hay bại của một bộ nhận diện thương hiệu rồi. Quá trình này thường chiếm nhiều thời gian của người thiết kế nhất.

 

Phần 2: Hệ thống các vật dụng văn phòng của thương hiệu.

+ Danh thiếp, thẻ các loại
+ Phong bì thư
+ Kẹp tài liệu.
+ Giấy note, Giấy tiêu đề.
+ Giấy mời, thiệp mời, bìa trình chứng, ...
+ Chứng từ, hóa đơn các loại.
+ Vỏ, nhãn đĩa CD, bút bi, bút chì, kỷ niệm chương, móc khóa....

banner05

 

Phần 3: Đồng Phục Cho Doanh Nghiệp, Công Ty

+ Đồng phục nhân viên, Đồng phục công nhân,..
+ Mũ, áo mưa, huy hiệu

 

Phần 4: Các sản phẩm khác

+ Poster quảng cáo
+ Tờ rơi, tờ gấp các loại.
+ Catalogue giới thiệu sản phẩm.
+ Phiếu bảo hành, tem nhãn sản phẩm.
+ Banner, bảng hiệu, standee (băng rôn).
+ Bao bì, thùng, hộp, băng keo quy chuẩn thương hiệu.
+ Hóa đơn chứng từ,..
+ Brochure
+ Name card, Card Visit
+ Infographic 
+ Profile, hồ sơ năng lực

 

Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu?

Người thiết kế phải đặt mình vào người chủ doanh nghiệp và hiểu rõ rất nhiều vấn đề như Tầm nhìn, giá trị cốt lõi công ty, ngành nghề, thị trường, ... của công ty; Tử vi, phong thủy, tôn giáo, sở thích,... của doanh chủ. Việc này đòi hỏi người thiết kế phải là người có kinh nghiệm sống và kinh nghiệm chuyên môn, thời gian tìm hiểu tại công ty và chủ doanh nghiệp. 

1) Nghiên cứu & Khai phá

Giai đoạn này chính xác là giai đoạn tốn nhiều công sức “tâm tư, tình cảm” nhất của người làm nghề thiết kế. Nó đòi hỏi thời gian, năng lượng, và cả nguồn nhân lực để nghiên cứu. Nhưng thật sự rất cần thiết để xây dựng cái căn bản để chuyển thể qua ngôn ngữ hình ảnh truyền đạt tới mọi người.

Quá trình nghiên cứu sẽ giúp họ tạo ra tính cách của thương hiệu, một bức tranh toàn cảnh về thương hiệu. Và để làm được, rất nhiều các câu hỏi phải được nêu ra

Đối tượng mục tiêu là ai?

Chúng ta nên đứng trên lập trường của khách hàng của bạn, hiểu họ muốn điều gì ở thương hiệu của doanh nghiệp mình.

Điều này cũng không có nghĩa là khách hàng sẽ được chọn màu sắc cho Logo, mà phải có sự thấu hiểu sâu sắc tới những gì khách hàng cần, khách hàng muốn và giá trị của doanh nghiệp đem lại.

Ngoài những khách hàng cũ thân thiết, người làm thiết kế cũng muốn hiểu rõ các khách hàng mới tiềm năng chưa tiếp cận tới thương hiệu. Một bộ nhận diện thương hiệu sẽ là khuôn mặt đại diện cho doanh nghiệp, tương tác với toàn bộ thế giới xung quanh.


 

Đặc tính của thương hiệu hiện tại?

Người thiết kế thương hiệu cần có sự đánh giá đầy đủ về:
+ Những đặc tính hiện tại của thương hiệu
+ Thương hiệu này sẽ được tinh chỉnh thế nào để phù hợp với những mục tiêu trong tương lai

Họ muốn biết thương hiệu được cảm nhận từ phía trong doanh nghiệp thế nào và ngoài doanh nghiệp thế nào (khách hàng, đối thủ,…) Nắm được chính xác từng chi tiết nhỏ nhất sẽ là thứ tiên quyết giúp định vị được yếu tố thành công của thương hiệu

Yếu tố này đòi hỏi cả một quá trình nghiên cứu dài, bao gồm cả khảo sát với:
+ Nhân viên
+ Lãnh đạo
+ Khách hàng

Đối với những người trong doanh nghiệp, người thiết kế đưa ra những câu hỏi chi tiết về từng mảng một của thương thiệu, từ giá trị nó đem lại tới tính cách của Logo, và cả định vị phát triển trong tương lai

Đối thủ của chúng ta là ai ?

Sự khác biệt, là điều quan trọng bậc nhất khi xây dung thương hiệu; tạo dựng thiết kếcho thương hiệu sự nhận dạng, tính đồng nhất và độc đáo. Nếu không hiểu rõ đối thủ, chúng ta rất dễ có thể bị cuốn theo họ, những người đã đi trước chúng ta một quãng đường rất dài.

Quá trình nghiên cứu này không chỉ cần thiết để hiểu đối thủ của mình là ai, mà chính xác hơn là thương hiệu của mình đứng cạnh họ có khác biệt hay không.

Ví dụ như, khi những người thiết kế thực hiện nghiên cứu đối thủ cho một dự án, họ phát hiện ra rằng, tất cả mọi đối thủ trên thị trường đều sử dụng duy nhất 4 màu sắc. Điều này rõ ràng không bình thường, bởi rất rất nhiều các ngành nghề đều có những sự lựa chọn màu sắc giống hoặc tương đương nhau ( Netflix và Youtube đều là đỏ và đen cạnh nhau).

Nhưng nó cũng là một điểm tốt để thể hiện sự khác biệt đấy chứ (Hãy nhìn TP Bank với màu tím - cam nổi trội so với hầu hết các ngân hàng khác sử dụng màu xanh lá cây và xanh nước biển)

 

2) Tư duy Thị giác

Lúc này, có hàng tá các dữ liệu, đầu bài cần phải giải quyết từ các phân tích đối thủ, phản hồi của khách hàng tới những khảo sát nội bộ.

Đây là lúc người làm nghề chuyển những thông tin này sang dạng hình ảnh. Các thông tin thường chứa đựng những cảm xúc về tính cách, mục tiêu và giá trị của thiết kế thương hiệu, và nhiệm cụ của họ là phải khám phá ra cách thể hiện bằng hình ảnh với chúng.

Sau đó họ lựa chọn những yếu tố cụ thể dễ khơi gợi cảm xúc nhất, giàu hình ảnh nhất để đưa vào thiết kế

 

3) Quá trình sản xuất

Sau rất nhiều các “bài tập về nhà” và vẽ “sơ đồ tư duy”, giờ là lúc bắt tay vào thực hiện

 

Logo

Phải vẽ bản nháp trước chứ. Buộc phải bằng 2 màu cơ bản đen và trắng trước. Họ phải đảm bảo rằng hình ảnh của Logo phải có sức mạnh đủ để truyền tải thông điệp, mà không có sự tác động của bất cứ màu sắc nào.

quá trình sản xuất 1 logo

 

Đọc ngay bài viết 9 nguyên tắc cơ bản khi thiết kế Logo:

 

Bảng màu

Sau khi đã có hình ảnh cụ thể, bước tiếp theo là phải lựa chọn màu sắc. Thông thường, yếu tố cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn màu sắc. Nó cũng là một cơ hội lớn để bạn thể hiện điểm khác biệt của mình.


bảng màu

Một màu tốt phải sạch sẽ và dễ ứng dụng, cung cấp nhà thiết kế đủ lựa chọn để sáng tạo nhưng không được quá mức.
Màu sắc nào đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất ?

 

Typography

Ở mỗi bước đều có những khó khăn và thách thức riêng, nhưng đối với Typo thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Các thương hiệu thường theo các xu hướng khác nhau ( chữ có chân và chữ không chân) cái mà có thể rất hot ở thời điểm hiện tại, nhưng hôm sau đã trở nên lỗi thời.

Typography cũng mang lại những cảm xúc tới người nhìn như các yếu tố khác. Nó cần có sự kết nối hiệu quả tới tính cách của thương hiệu

Tối đa chỉ nên dừng lai trong khoảng 2-3 font chữ khác nhau mà thôi.

Những gì bạn cần biết về Typography

 

Iconography – Biểu tượng

Một Iconography tốt không chỉ được tạo bởi ngôn ngữ hình ảnh sáng tạo, mà còn bởi tính ứng dụng trong công việc. Nó dựa vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì, ngành này ra sao,..

iconography

Hệ thống thiết kế

Đây thường là một điểm yếu trong ngôn ngữ hình ảnh. Các doanh nghiệp thường nghĩ rằng bởi vì họ đã có Logo, màu sắc, và font chữ, họ có thể thoải mái kết hợp chúng với nhau. Do bộ nhận diện thương hiệu là giới thiệu doanh nghiệp tới khách hàng, sẽ rất quan trọng nếu bạn biến điều này thành những trải nghiệm khó quên.

Các thứ bậc & bố cục: 

Thứ tự phù hợp, bao gồm tiêu đề, đoạn mô tả, nội dung trong bài, hình ảnh, ….

Ảnh và đồ họa

Dùng ở đâu, bao giờ và thế nào ? bao gồm cả các hướng dẫn hiệu ứng đi kèm.

Gợi ý về cách sử dụng Logo: 

Đưa ra những ví dụ về cách sử dụng Logo

  

 

 

Một logo dù bạn có thuê designer thiết kế với giá rẻ, mà không có định hướng, không có chiến lược xây dựng thương hiệu rõ ràng, thì đó vẫn là một logo đắt

Đọc thêm
Lượt xem: 11511
In bài viết

Đánh giá

Note: Bài viết này hữu ích thì bạn đừng quên đánh giá, like và chia sẻ cho mọi người cùng đọc với nhé!

Web3ngay.vn cung cấp thông tin, kiến thức và kinh nghiệm về website, marketing online. Đây là công cụ hữu ích cần thiết cho các cá nhân muốn khởi sự kinh doanh, startup và SME

Đồng thời giúp mọi người tự thiết kế website dễ - nhanh - rẻ - tốt với mô hình kinh doanh tinh gọn vốn ít hiệu quả. 
Đăng ký học online tại
 www.hocweb3ngay.vn

Bài liên quan bạn quan tâm:
Hotline 0251 2600 808
Khởi nghiệp cần marketing online hiệu quả, quản trị với chi phí thấp nhất

Copyright 2017 Saolam Agency. .