Trước đại dịch Covid19 để có thể trụ vững trước nền kinh tế khủng hoảng hàng loạt các chuỗi nhà hàn, thương hiệu cafe, trà sữa ở việt năm đã đẩy mạnh nền tảng kinh doanh online với đủ giải pháp nhằm thu lợi nhuận.
Không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam, nền tảng kinh doanh online của các thương hiệu nhà hàng, cafe, trà sữa… đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cơ sở này đều đóng cửa để ngăn ngừa sự lây lan của virus. Để trụ vững, loạt chuỗi nhà hàng, quán cafe, trà sữa ở Việt Nam đã phải nhanh chóng đẩy mạnh nền tảng bán hàng online với đủ giải pháp nhằm tăng doanh số hiệu quả. Mỗi thương hiệu đều có những cách triển khai riêng, tạo nên những mảng màu tươi sáng trên nền ảm đạm của bức tranh kinh tế lúc bây giờ.
Muốn trụ vững thì phải thay đổi, bắt đúng trend!
Ngay cả những thương hiệu chưa từng bán hàng trực tuyến, giao hàng tận nhà như Pizza 4P’s, chuỗi nhà hàng lẩu - nướng Golden Gate (Manwah, GoGi, Kichi Kichi…), Sofitel Legend Metropole Hanoi… cũng đã phải gia nhập thị trường kinh doanh trên nền tảng điện tử này. Dù mới bắt đầu nhưng các thương hiệu cũng đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng. Vốn đã có nền tảng về chất lượng đồ ăn/ uống, nên những thương hiệu này khi chuyển hướng sang kinh doanh online rất hứa hẹn để đem đến cho khách hàng nhất là giới trẻ những trải nghiệm mua hàng tận hàng tận nhà “ở một level khác”, giới hạn có chăng chỉ là cách phục vụ tại nhà còn khó khăn.
Với những thương hiệu F&B vốn đã mạnh mảng giao hàng tận nơi từ trước như The Coffee House, Starbucks… Thời điểm này là lúc để các thương hiệu khẳng định vai trò của nền tảng này, đồng thời thúc đẩy để khai thác tối đa các tiềm năng, đạt doanh thu đủ để “trụ vững” qua mùa dịch.
Với một số quán cafe, trà sữa, tiệm bánh… nhỏ lẻ hơn, “cuộc đua” bán hàng trực tuyến, giao hàng tại nhà cũng được triển khai và đem về những hiệu quả tích cực ban đầu, trong đó việc hợp tác với các bên giao nhận đóng vai trò quan trọng để đem lại doanh thu.
Trước sự cạnh tranh đông đảo của loạt thương hiệu, mỗi bên đều phải có những biện pháp của riêng mình để thu hút sự chú ý và tích cực tương tác hơn với khách hàng. Đây là “thời điểm vàng” để những điều mới mẻ được sáng tạo ra, đơn cử như những ưu đãi hấp dẫn của các nhãn hàng như: giảm giá đồng loạt, giảm giá theo giờ, mua combo, tích điểm, tặng đồ uống…; cho đến những hình thức giao hàng mới lạ như giao bằng cần câu, đặt hàng trước cổng nhà, ship lẩu và phục vụ tại nhà…
Những biện pháp bán hàng trực tuyến cùng chiến lược đẩy mạnh, quảng bá hợp lý đã đem đến những nét tích cực với một số thương hiệu. Theo CafeF, một số thương hiệu F&B còn tăng doanh số trực tuyến trong quãng thời gian này:
- Starbucks Việt Nam: Từ cuối tháng 3/2020 khi các thành phố lớn yêu cầu đóng cửa, doanh thu từ mảng giao hàng của Starbucks Việt Nam đã tăng 50% so với mức doanh thu bình quân của tháng 2.
- Golden Gate: Gói G-Delivery và I-cook giao hàng tận nhà đang rất được ưa chuộng và là “phao cứu sinh” cho thương hiệu thời điểm này. Cụ thể là các combo đồ nướng và lẩu, cũng như các món ăn chế biến sẵn từ chuỗi nhà hàng trong hệ thống Golden Gate sẽ được giao tận nhà cho khách hàng. Thậm chí khách còn có thể mượn bếp nướng hoặc lẩu tại nhà miễn phí, có cả người phục vụ tại nhà nếu có yêu cầu.
- The Coffee House: Với ưu đãi xuyên suốt, đơn hàng từ 50.000 đồng trở lên đều được miễn phí vận chuyển. Doanh thu đơn hàng từ mảng bán trực tuyến tính tới ngày 29/3/2020 đã tăng 30% so với tuần trước đó, trong bối cảnh tất cả các cơ sở của The Coffee House đã đóng cửa.
“Những con số màu xanh” sẽ không… tự tăng chỉ vì nhu cầu mua bán của người tiêu dùng tăng khi phải ở nhà mùa dịch. Đó là nhờ sự sáng tạo và linh hoạt trong phương thức kinh doanh trực tuyến của các cơ sở nhà hàng, quán cafe, trà sữa Việt Nam từ lớn đến nhỏ. Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến còn khó lường như hiện nay, thời gian tới bán hàng trực tuyến sẽ còn duy trì vai trò quan trọng, thậm chí sau dịch, đây cũng hoàn toàn có thể trở thành xu hướng tiếp diễn vì nhu cầu của người tiêu dùng đã ít nhiều thay đổi.
"Theo khuyến cáo của chuyên gia, các cửa hàng kinh doanh chuyển đổi mô hình từ truyền thống sang bán online chưa đủ, mà các cửa hàng nên tự xây dựng và quản lý một kênh bán độc lập do mình làm chủ. Nhờ đó, cửa hàng có thể duy trì mô hình bán online lâu dài, hợp tác song song với nhiều kênh bán và kênh giao hàng một lúc, tránh phụ thuộc vào đối tác hợp tác độc quyền, đồng thời đảm bảo giữ được data khách hàng.
Một giải pháp quản lý bán hàng nên dễ dùng, chi phí rẻ, giải quyết đồng bộ bài toán từ kinh doanh (tư vấn, chốt , đặt hàng, giao hàng online) đến vận hành (quản lý kho, thống kê đơn hàng, lãi lỗ,...)
Theo Gia Hiến-cafef.vn
Đánh giá
Note: Bài viết này hữu ích thì bạn đừng quên đánh giá, like và chia sẻ cho mọi người cùng đọc với nhé! |
Web3ngay.vn cung cấp thông tin, kiến thức và kinh nghiệm về website, marketing online. Đây là công cụ hữu ích cần thiết cho các cá nhân muốn khởi sự kinh doanh, startup và SME
Đồng thời giúp mọi người tự thiết kế website dễ - nhanh - rẻ - tốt với mô hình kinh doanh tinh gọn vốn ít hiệu quả.
Đăng ký học online tại www.hocweb3ngay.vn
Trang chủ | Giới thiệu | Tuyển dụng | Liên Hệ | Đăng nhập
Copyright 2017 Saolam Agency. .