Tránh nỗi sợ lớn nhất khi làm việc ở nhà | web3ngay.vn

Hotline: 02512 600 808

Tránh nỗi sợ lớn nhất khi làm việc ở nhà

Làm việc ở nhà chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt là khi những thông báo từ các mạng xã hội cứ liên tục được gửi đến người dùng. Nhận thấy khó khăn đó, phóng viên Steven J. Vaughan-Nichols từ trang ZDNet đã chia sẻ những kinh nghiệm 30 năm làm việc tại nhà của ông.

Làm việc ở nhà chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt là khi những thông báo từ các mạng xã hội cứ liên tục được gửi đến người dùng.

Giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang chuyển biến phức tạp, chính phủ khuyến cáo người dân nên hạn chế ra đường. Nhiều công ty cũng cho người lao động làm việc ở nhà.

Tuy vậy, hình thức làm việc này chưa bao giờ là dễ dàng vì tiếng thông báo vang lên liên tục từ các mạng xã hội như Facebook, Instagram...

Nhận thấy khó khăn đó, phóng viên Steven J. Vaughan-Nichols từ trang ZDNet đã chia sẻ những kinh nghiệm 30 năm làm việc tại nhà của ông.

Trước tiên, Vaughan-Nichols khuyên người dùng hãy tập nói "không".

Ví dụ: "Không, tôi không thể chơi bây giờ", "không, tôi sẽ không xem video đó" hoặc "không, tôi không thể nhận cuộc gọi của bạn" để tiếp tục tập trung vào công việc.

cauchuyenlamviectainha

Bên cạnh đó, người dùng cần lập một kế hoạch làm việc mỗi ngày và bám sát vào đó để không bị phân tâm. Sau khi lập kế hoạch, điều quan trọng nhất là nên ý thức tuân thủ thời gian cụ thể của lịch làm việc này.

Kể cả khi đang ở nhà, bạn cũng không được phép đứng dậy để ăn uống hay làm những việc lặt vặt khác. Vaughan-Nichols nhấn mạnh rằng khi đến giờ đã được vạch sẵn trong kế hoạch, bạn phải duy trì làm việc, không được gián đoạn.

Khuyến nghị tiếp theo của Vaughan-Nichols là tắt hết thông báo từ các ứng dụng mạng xã hội để tránh sự xao lãng. Bạn nên tắt hiển thị thông báo từ Facebook, Twitter, Instagram và cả nền tảng trao đổi công việc trực tuyến như Slack. Thậm chí thông báo của email cũng cần được ẩn đi. Theo Nichols, bạn chỉ nên cài đặt để nhận được thông báo từ sếp.

Ngoài tắt thông báo, người lao động nên kiềm chế bản thân, không truy cập vào các trang mạng xã hội quá nhiều.

cauchuyenlamviectainha1

Mặc dù giữa lúc dịch bệnh căng thẳng, việc vào mạng xã hội để cập nhật tình hình của người thân và thông tin từ các cơ quan y tế là cần thiết nhưng theo Nichols, bạn không cần phải làm thế quá 10 lần một ngày.

Việc cập nhật quá nhiều tin tức từ mạng xã hội có thể khiến bạn bị rối trí, ảnh hưởng tới công việc. Vì vậy, bạn chỉ nên vào mạng xã hội và nghe theo các nguồn tin chính thống sau khi đã hoàn thành xong hết việc trong kế hoạch.

cauchuyenlamviectainha2

Cách thức hạn chế mạng xã hội cuối cùng Vaughan-Nichols đưa ra là tận dụng các phần mềm như Cold Turkey, Freedom hay RescueTime.

Những phần mềm này có tác dụng ngăn bạn khỏi các trang web và dịch vụ gây mất tập trung. Ngoài ra, nó còn cho phép người dùng tùy chỉnh chặn các từ khóa, website cụ thể.

Nguồn:news.zing.vn

Đọc thêm
Lượt xem: 396
In bài viết

Đánh giá

Note: Bài viết này hữu ích thì bạn đừng quên đánh giá, like và chia sẻ cho mọi người cùng đọc với nhé!

Web3ngay.vn cung cấp thông tin, kiến thức và kinh nghiệm về website, marketing online. Đây là công cụ hữu ích cần thiết cho các cá nhân muốn khởi sự kinh doanh, startup và SME

Đồng thời giúp mọi người tự thiết kế website dễ - nhanh - rẻ - tốt với mô hình kinh doanh tinh gọn vốn ít hiệu quả. 
Đăng ký học online tại
 www.hocweb3ngay.vn

Bài liên quan bạn quan tâm:
Hotline 0251 2600 808
Khởi nghiệp cần marketing online hiệu quả, quản trị với chi phí thấp nhất

Copyright 2017 Saolam Agency. .