1. Facebook: Nên viết thú vị và súc tích.
Trong số những người sử dụng Facebook, đặc biệt là gia đình và bạn bè tôi, họ đều bị ấn tượng bởi những thông tin cập nhập thú vị và có ý nghĩa. Khi tôi sử dụng
Facebook để thông báo rằng nhà của chúng tôi bị trộm viếng thăm gần đây. Thông điệp lan man của tôi nhận được không phản ứng hồi đáp. Chỉ vì điều đó để nói lên bạn bè và gia đình tôi nhẫn tâm? Không phải như vậy, chỉ đơn thuần là thông điệp qua cách viết nhàm chán và chung chung không đủ mạnh để tạo phản hồi của tôi đối với họ.
Trên trang Facebook của PR Newswire, ngôn ngữ viết có một chút khác nhau so với những thông tin trên blog. Đám đông đánh giá cao nội dung trên FB, để rồi sau đó họ sẽ thực hiện truy nhập các liên kết mà chúng tôi gửi gắm kèm theo thông tin từ Facebook. Thông tin được cập nhập trên Facebook được coi như một món hàng, nó cần phải có giá trị tương ứng với thời gian họ bỏ ra quan tâm. Tôi luôn luôn dành thời gian để cân nhắc cho những thông tin (status) đi kèm để bổ trợ cho đường link đi kèm, cho dù có hay không nó thú vị và hữu ích. Sau cùng, để ngắn gọn lại, một status dài dòng và trình bày chỉ đơn gian không mang lại hiệu quả tốt nhất.
2. Twitter: Chỉnh sửa thật ngắn gọn. Ngắn nhưng chắc chắn hiệu quả nhất.
Trên Twitter, số lượng người theo tôi luôn hồi đáp ngắn gọn và sắc nét. Sử dụng 70 ký tự hoặc ít hơn là cách tweet ngọt ngào nhất cho đối tượng theo mình. Nhưng đặt biệt, với số lượng ký tự sử dụng ít ỏi đấy phải lột tả toàn bộ giá trị và cốt lõi của đường link được gợi ý. Khi tôi tweet, tôi thường gọt giũa ý tưởng của mình thay vì cấy ghép thêm câu chữ. Sau đây là một vài ví dụ về những tweet phổ biến theo tiêu chí số lần click vào đường link mà tôi đã tạo ra (tất cả đều dưới 140 ký tự sử dụng):
SEO is really public relations. (32 ký tự) – Công cụ tìm kiếm là cánh cửa của quan hệ công chúng
Tôi cũng đã tìm thấy rằng việc nói bóng gió, ám chỉ đối với những gì bạn muốn chia sẻ rất hữu dụng chỉ bằng một chữ hoặc bằng biểu tượng dấu. Chèn vào một câu hỏi như “Có thật hay không”, “Đơn giản như thế thôi à” hoặc “!” là một cách dễ dàng để truyền đạt thông tin bằng sự hoài nghi cá nhân. Thêm một dấu chấm than, tuy đơn thuần nhưng lại mang đầy đủ ý nghĩa trình bày sự nhạc nhiên của bạn.
Các bài học kinh nghiệm rút ra là gì:
1. Ngôn ngữ được sử dụng trong bản cập nhật bài viết / tweet / đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khán giả (và phản ứng.)
2. Những bài học trong việc biên tập và rút kinh nghiệm từ việc viết bài viết ảnh hưởng đến việc bạn tạo nên một tiêu đề chất lượng.
3. Không ngừng chỉnh sửa là một yêu cầu tuyệt đối cho các văn bản để mang lại tính hiệu quả. Tôi bây giờ trở thành một biên tập viên tàn nhẫn, với việc mất đi sự kiên nhẫn cho những ngôn ngữ không liên quan và ý tưởng không cần thiết.
4. Định dạng nội dung làm cầu nối với người đọc: định dạng cần dễ dàng để đọc và chia sẻ. Tôi sử dụng bullet point để làm cho nội dung dễ dàng cho người đọc cập nhập, và để làm nổi bật cụm từ để dễ dàng tweet. Việc sử dụng 71 ký tự sẽ là một tweet tuyệt vời để bổ trợ và PR cho trang blog của tôi.
Sử dụng nhiều thời gian hơn bạn trên
mạng xã hội, các bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc sắp xếp ý, nội dung, từ ngữ cho câu chuyện của mình.
_Sưu tầm_